Vì sao lại làm bánh chưng bánh giày vào ngày tết

Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho một trong số mười tám người con của mình.
Nhân dịp đầu xuân, vua tổ chức một cuộc thi tài chọn món ăn ngon nhất, quý nhất dâng cúng tổ tiên nhằm chọn người kế vị. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ để dâng lên vua cha. Riêng hoàng tử thứ 18 Lang Liêu vẫn không tìm ra được món ăn vừa ý.

Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị thần đến mách cho chàng cách làm bánh và ý nghĩa của chúng. Lang Liêu làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng ; giã xôi làm bánh tròn để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh tượng trưng cha mẹ yêu thương, đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, lại nghe giải thích ý nghĩa. Vua khen ngợi, rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên đán, dân chúng làm bánh chưngbánh giầy để dâng cúng tổ tiên và Trời Đất.

bánh chưng bánh giày

Bánh chưng bánh giày

Với ý nguyện đó cho nên từ đó đến giờ trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh giày.

 
 

Share this Post