Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất , tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm.
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đchính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ. Sự phân bố kiến trúc trong tổng thể.
Phong phú nhất trong kho tàng văn hóa Chăm Mỹ Sơn là hệ thống tượng thần, tu sĩ, hoa văn trang trí, cỏ cây, muôn thú. Thiên nhiên vũ trụ là sự giao hòa, đồng nhất. Tất cả được sáng tạo tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không gian hành lễ ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sung kính thiêng liêng nhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặt trưng của tâm hồn Chămpa.
Rực rỡ và thành công với mảng vật liệu nề,với kỹ thuật cao và hiện đại. Đền thờ đứng vững theo thời gian hàng ngàn năm. Biểu tượng cho một giai đoạn phát triển về mảng kiến trúc trong lịch sử xây dựng. Việc xử lí chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung, tỉ lệ xây dựng, nền móng cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người xưa.
Không đồ sộ kỳ vĩ như Ăngko (Campuchia), Pagan (Myanma), Bôrôbudua Kala( Inđônêsia) nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nên nghệ thuật Đông Nam á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát triển liên tục gần 9 thế kỷ.
Mỹ Sơn là một công trình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay. Một kỳ quan của tinh hoa nhân loại.