Tìm về lịch sử, khám phá những sự tích Tam Đảo Vĩnh Phúc

Có thể gọi Tam Đảo là miền biển mây, bởi vùng núi non này luôn ngập tràn mây trắng. Nói đến Tam Đảo là nói đến mây trắng. Và thấp thoáng giữa vùng trắng mờ ảo là ba ngọn núi nhô lên Bàn Thạch (1388m), Thiên Nhị (1375m) và Phù Nghĩa (1400m). Đứng giữa đất trời, nhìn ba “hòn đảo” trồi lên khỏi đám “sóng mây” ta mới thấy ai đặt ra cái tên Tam Đảo mới đắt làm sao.

Tránh xa cuộc sống náo nhiệt nơi thành thị, bỏ qua mọi căng thẳng của công việc. Có một nơi bạn có thể xóa tan mọi ưu phiền mà không phải đi xa, thuận tiện cho việc đi lại, là nơi lý tưởng cho nghỉ ngơi cuối tuần. Tam Đảo là một nơi như vậy, chúng ta cùng chuẩn bị đồ bước chân đến du lịch Tam Đảo để cuối tuần này thật sự ý nghĩa.

Là một vùng đất có khí hậu mát mẻ, rất hợp với những kỳ nghỉ cuối tuần, Tam Đảo đã sớm được người Pháp quy hoạch thành khu nghỉ mát từ năm 1904. Người Pháp đã đặt dấu ấn ở Tam Đảo với 143 biệt thự đẹp và khách sạn lớn xây dựng vào thời kỳ này. Tuy nhiên, phần lớn chúng đã bị thời gian, chiến tranh và bàn tay con người tàn phá. Nhiều công trình kiến trúc đẹp giờ chỉ còn lại trong dĩ vãng của lớp người có tuổi và trong những bức ảnh tư liệu.

Tìm về lịch sử, khám phá những sự tích Tam Đảo Vĩnh Phúc

Tìm về lịch sử, khám phá những sự tích Tam Đảo Vĩnh Phúc

Thế nhưng khung cảnh mộng mơ của thị trấn miền mây trắng này thì vẫn còn nguyên vẹn. Đứng trên Cổng Trời hay Bãi Đá, nhìn xuống thị trấn Tam Đảo mờ mờ ảo ảo trong những làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam Đảo đẹp lạ lùng. Mây mù quấn quít quanh người, những cơn gió từ cánh rừng thông xanh mơn mởn có thể làm bạn rùng mình giữa ngày hè oi ả. Sau khi leo bộ lên 1 .400 bậc đá đứng trên đỉnh Thiên Nhị, dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100m, với cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng dầy lồng ngực luồng không khí trong lành của Tam Đảo, ta bỗng thấy lòng mình thanh thản. Tất cả những ưu phiền, sầu não, những lo toan hàng ngày dường như đã bị dòng Thác Bạc Tam Đảo gột rửa, trôi đến một nơi nào khác xa lắm, lòng người dịu mát, như vừa được uống một nguồn nước thanh khiết.

Nếu vì thời gian eo hẹp, không thể leo lên được đỉnh Thiên Nhị, bạn hãy leo gần 200 bậc đá đến đền bà chúa Thượng Ngàn. Ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp. Truyện kể rằng, núi rừng Tam Đảo xưa đã sinh ra một người con gái, tóc nàng dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời Tam Đảo. Giặc Ân tràn đến cướp phá nước ta. Vua Hùng cho sứ giả truyền loa kêu gọi mọi người chống giặc. Nàng tiên Tam Đảo cũng gia nhập dưới cờ của hoàng tử Lang Liêu. Sau khi đánh tan giặc Ân, nàng lại trở về với núi rừng.

Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài trong số các con mình để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh trưng, bánh dầy tượng trưng của trời đất, cho vua Hùng và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đã cùng mình đánh giặc Ân thủa nào. Nhà vua trẻ tìm lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại bóng hồng. Ngày lại ngày trôi qua nàng vẫn đâu đó xa ngút giữa núi rừng trùng điệp. Nhà vua buồn bã chuẩn bị ra về thì đêm đó, mơ thấy thần hiện về báo mộng: “Ngày mai nhà vua sẽ được gặp người đẹp”. Sáng hôm sau, từ sương mờ Tam Đảo, trên con đường nhỏ, nàng tiên Tam Đảo đang đi đến. Nhà vua mừng rỡ chạy ra gặp mặt. Nàng vẫn đẹp như ngày hai người gặp nhau. Tóc nàng vẫn dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng vẫn hồng đỏ như hoa núi, mắt nàng vẫn trong veo như nước hồ xanh và da nàng vẫn trắng như mây trời Tam Đảo. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới Nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ ngay sát chân ngọn Thiên Nhị, trên đường lên tháp truyền hình.

Khách du lịch đến Tam Đảo vẻ đẹp hoang sư, yên bình còn nổi tiếng với mận, đào. Quả to và ngọt. Đặc biệt là rau, mùa hè vẫn được ăn…bắp cải. Su su trở thành đặc sản, ngọn cây được chế biến như rau bí, tuyệt ngon . Mỗi cây thu hoạch tới cả tạ quả, vòng đời tới vài ba năm; hết mùa, chặt gốc lại lên tiếp. Bắp cải ngọt lừ, luộc không cần nêm mì chính. Su hào nặng cỡ….4 – 5kg không phải là chuyện hiếm. Tam Đảo còn có rượu “sâu Chít”, vị thuốc đông y quý giá sánh ngang “Đông trùng hạ thảo”.

Cùng công ty du lịch Khát Vọng Việt tìm hiểu những sự tích kì lạ, thiêng liêng của núi rừng Tam Đảo.

 
 

Share this Post