Mâm cúng nhập trạch đúng trình tự theo phong tục xưa

Đời người có 2 thứ quan trọng nhất đó là lập gia đình và xây nhà. Xây nhà mới và có 1 tổ ấm hạnh phúc đó là điều quá thành công vì thế trong ngày trọng đại này không thể bỏ qua việc chuẩn bị chu đáo mâm cúng về nhà mới, cúng nhập trạch. Không quá khó nhưng cũng không hề dễ với nhiều người vì thế bài viết này của Thánh Cúng, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Trong bài viết này, THÁNH CÚNG sẽ giúp mọi người chuẩn bị một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ nhất. Đồng thời, hướng dẫn cách cúng nhập trạch khi chuyển vào nhà mới hợp phong tục và phong thủy người Việt.

Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới

Theo tín ngưỡng dân gian, lễ nhập trạch hay còn được gọi là lễ cúng về nhà mới được gia chủ thực hiện nhằm để báo cáo với ông bà, thổ công rằng ngôi nhà đã được xây dựng hoàn tất. 

Kính mong các vị thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đạo được bình yên, êm ấm, con cháu khỏe mạnh, tài lộc đầy nhà.

Lễ cúng cũng là cách mà chủ nhân của ngôi nhà tiễn đưa những vong hồn tồn tại tại mảnh đất mà gia chủ đang chuẩn bị định cư lâu dài. Bài trừ những tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới để không ảnh hưởng đến những người sinh sống.

Đó cũng là lý do mà ngày cúng nhập trạch được quan tâm chú trọng trong việc chuẩn bị bàn cúng, văn tế đến lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để chuyển đến nhà mới. 

Hướng dẫn trình tự các bước cần chuẩn bị khi cúng nhà mới

Để tránh những thiếu sót hoặc mất thời gian trong ngày cúng nhập trạch, mọi người cần giải mã được câu hỏi: lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? 

Sau đó bằng cách note lại trên điện thoại hoặc thông qua một tờ giấy để ghi chú lại những thứ mà bạn nên chuẩn bị và lên kế hoạch mua sẵn tránh nhầm lẫn hay sai sót, bạn nhé!

  • Tìm ngày tốt để thực hiện việc cúng bái

Trong phong thủy, ngày tốt để chuyển nhà hoặc vào nhà mới phải hội tụ đầy đủ các yếu tố bao gồm: thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo đẹp hoặc ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ sở hữu.

  • Chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ

Mâm cúng nhập trạch gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. Gia chủ có thể phân thành 3 mâm nhỏ khác nhau hoặc bày chung tất cả thành một mâm lớn.

Điều quan trọng là lòng thành chứ không phải giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vậy nên tùy thuộc vào từng điều kiện tài chính mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng cho buổi lễ. 

  • Ngũ quả: trái cây cúng về nhà mới nên được chọn từ 5 loại quả ngon theo mùa. Gia chủ cũng có thể thêm hoặc bớt tùy theo điều kiện mỗi nhà. Chỉ cần mâm trái cây dâng cúng tươi ngon, bắt mắt là được. 
  • Hương hoa: các loại hoa tươi nên lựa chọn là hồng, cúc vàng hoặc hoa ly (bông lẻ), 1 cặp đèn cầy, nhang, vàng mã, trầu cau và 3 hũ nhỏ dùng để đựng muối – gạo – nước.
  • Mâm cơm cúng về nhà mới: tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng mà gia chủ có thể lựa chọn mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn.
  • Mâm chay gia chủ có thể chuẩn bị các gợi ý sau như: rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chay, …
  • Mâm cơm cúng nhập trạch mặn thì gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc; có thể thêm gà luộc, heo quay,  xôi, cháo hoặc các món khác theo ý muốn của chủ gia đình.

Ngoài ra, mọi người cũng cần chuẩn bị cho mâm cúng về nhà mới thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

Trên đây cũng là lời giải chi tiết và rõ ràng nhất cho câu hỏi: mâm cúng về nhà mới gồm những gì? 

Văn khấn đầy đủ cho mâm cúng về nhà mới

Khi chuyển về nhà mới, văn khấn cúng lễ gồm 2 phần.

  • Văn khấn thần linh
  • Văn khấn gia tiên

Trong đó, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn cho gia tiên. Nội dung bài văn khấn nên trình bày mong muốn của gia chủ. Đồng thời xin phép thần linh được chuyển nhà/vào nhà mới, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới. 

Văn khấn nên đọc một cách rành mạch, thành tâm. Tránh trường hợp vừa khấn vái vừa nhắc nhở hoặc nói chuyện với người xung quanh. 

Hướng dẫn cách cúng nhập trạch cụ thể

Bước 1: Đốt lò than và đặt ngay tại cửa ra vào.

Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc  cúng chuyển nhà mới.

Bước 3: Chủ nhà là người bước qua lò than đầu tiên (chân trái trước, chân phải sau). Tay gia chủ cần cầm theo bát hương, bài vị gia tiên.

Bước 4: các thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than. Tất cả các thành viên trên tay cầm theo những đồ vật may mắn đã chuẩn bị. 

Bước 5: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa ⇒  khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.

Bước 6: Trong lúc này các thành viên nên sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài – thổ địa. Số thành viên còn lại bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của gia chủ.

Bước 7: Đại diện trong gia đình thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay nghiêm trang và đứng ở một nơi.

Bước 8: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà cần bật bếp, nấu nước phà trà. Tốt nhất là nên để nước sôi từ 5-7 phút và dùng để pha trà. Việc pha trà nấu nước này mang ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sức sống cho ngôi nhà mới.

Bước 9: Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bước 10: Giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ Táo quân – biểu trưng cho sự  đầm ấm, no đủ.

Bước 11: Kết thúc buổi lễ tiến hành mang lễ vật vào trong.

Mâm cúng về nhà mới, cúng nhập trạch mang một ý nghĩa cực lớn, nó không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh giúp gia chủ mong cầu những điều may mắn mà đó còn là việc lưu giữ những nét đẹp văn hoá của dân tộc. Hy vọng bài viết ĐỒ CÚNG TRỌN GÓI mang đến cho bạn lần này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích dành cho bạn. 

ĐÔI NÉT VỀ THÁNH CÚNG

Thánh Cúng tên thật là Khương Bùi, Founder and CEO của Cty Cổ Phần Đồ Cúng Tâm Linh Việt, Đồ Cúng Trọn Gói, là Cty chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói như Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, Cúng khai trương, cúng động thổ và tất cả các lễ cúng khác 

Ngoài việc cung cấp các mâm cúng xe mới trọn gói thì chúng tôi còn muốn chia sẻ các kiến thức về phong tục tập quán, tâm linh 

Chúc bạn luôn thành công và may mắn trong cuộc sống!

 
 

Share this Post